News

Thách thức cho ngành nhựa Việt Nam khi hội nhập

Date: 19/07/2018 - 1:43 PM

Doanh nghiệp sản xuất nhựa Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 11% ổn định trong suốt 5 năm qua. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng ngành nhựa được dự đoán sẽ tăng lên 15%. Chỉ có điều mức độ đóng góp trong tỷ lệ tăng trưởng này sẽ không nghiêng về doanh nghiệp nội mà thuộc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. 

Với việc tham gia các hiệp định tự do hóa thương mại (FTA) song phương và đa phương, đặc biệt là các FTA thế hệ mới, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ những ưu đãi thuế quan để thâm nhập và mở rộng thị trường, cơ hội đổi mới và nâng cấp công nghệ, tăng quy mô sản xuất từ làn sóng đầu tư và liên doanh với nước ngoài.

Khó khăn, thách thức với doanh nghiệp nội địa

Theo các chuyên gia trong ngành, tiềm năng thị trường nội địa cũng rất lớn. Lượng nhựa tiêu thụ bình quân mỗi người Việt khoảng 41kg/năm và tăng 14% mỗi năm. Dù tăng trưởng khả quan nhưng nhìn chung, doanh nghiệp nhựa vẫn còn phải đối đầu với nhiều khó khăn thách thức, nhất là khi năm 2016, hàng rào phế quan được dỡ bỏ thì áp lực cho doanh nghiệp trong nước càng lớn.

Trong khi đó, ngành nhựa ở một số quốc gia trong khu vực ASEAN đã có trình độ sản xuất cao hơn như Thái Lan hướng sản xuất các sản phẩm nhựa công nghệ sinh học, thân thiện với môi trường, Malaysia là nơi cung cấp màng kéo nhựa polyetylen.

Xét về góc độ cạnh tranh, các doanh nghiệp nhựa hiện vẫn bị lép vế do nguyên liệu sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, 70% còn lại đang phụ thuộc vào nhập khẩu. Bên cạnh đó, số lượng mẫu mã, chủng loại sản phẩm của ngành nhựa còn đơn điệu, chưa có nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng.

Các DN ngành nhựa cho rằng, nhu cầu về vốn để đầu tư sản xuất là rất lớn, do đó rất cần có giả pháp tài chính hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thiết thực về vốn để mở rộng sản xuất, chủ động về nguồn nguyên liệu. Ngoài ra, để tạo lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp nhựa nước ngoài tại thị trường nội địa, doanh nghiệp nhựa chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phảm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật.

Tăng xuất khẩu, giảm rủi ro ngắn hạn

Theo nhận định Hiệp hội Nhựa Việt Nam, năm 2016, những khó khăn gặp phải tại thị trường nội địa vẫn chưa được tháo gỡ. Do vậy, doanh nghiệp nội vẫn ưu tiên đầu tư hoạt động xuất khẩu bao bì bởi phù hợp với năng lực. Hai thị trường tiềm năng được hướng đến nhất là thị trường châu Âu và Mỹ. Ông Trần Việt Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội Cao su - Nhựa TPHCM cho biết, tại hai thị trường này, kim ngạch xuất khẩu nhựa của nước ta chỉ mới chiếm 2% thị phần và đang được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0%. Trong khi, sản phẩm cùng loại từ các nước khác nhập khẩu vào thị trường này đang bị đánh mức thuế rất cao từ 10%- 30%. Mặt khác, sản phẩm nước ta không phải cạnh tranh với sản phẩm nội địa do các doanh nghiệp sở tại có xu hướng đóng cửa hoặc chuyển đổi sản xuất do giá thành nhân công cao. Chính phủ các nước châu Âu và Mỹ cũng không dành ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất lĩnh vực này và họ có xu hướng khuyến khích nhập khẩu thành phẩm từ những nước khác.

+84.918.458.329

Gọi ngay cho chúng tôi

0918 458 329 ( Sale )
hỗ trợ trực tuyến